Pháp luật về Quyền tác giả tại một số nước trên thế giới

Cập nhật: 13/11/2020 | 10:43:43 AM

Các Công ước, Hiệp định, Hiệp ước về Quyền tác giả đã được nhiều quốc gia trên thế giới ký kết nhằm mục đích đảm bảo quyền tài sản và quyền nhân thân cho những sáng tạo từ tư duy của người dân. Nhưng do tính chất địa lý, khoa học, công nghệ , tính cách con người nên mỗi quốc gia lại có những quy định pháp luật về Quyền tác giả riêng.

Các Công ước, Hiệp định, Hiệp ước về Quyền tác giả đã được nhiều quốc gia trên thế giới ký kết nhằm mục đích đảm bảo quyền tài sản và quyền nhân thân cho những sáng tạo từ tư duy của người dân. Nhưng do tính chất địa lý, khoa học, công nghệ , tính cách con người nên mỗi quốc gia lại có những quy định pháp luật về Quyền tác giả riêng.

1. Luật Quyền tác giả Mỹ

 Đăng ký Quyền tác giả, một điều kiện bắt buộc để Tòa án thụ lý vụ kiện xâm phạm Quyền tác giả quy định tại khoản a điều 411 của luật Quyền tác giả Mỹ: ”… không một khiếu kiện xâm phạm quyền tác giả đối với bất kỳ tác phẩm nào sẽ được xác lập cho tới khi đơn yêu cầu đăng ký quyền tác giả được thực hiện phù hợp với điều luật này…”. Quy định tại Điều 412 của luật này còn ghi rõ , ” Đăng ký như là điều kiện cần cho các biện pháp thực thi cụ thể đối với sự xâm phạm”.

Tại Mỹ, luật Quyền tác giả được quy định có quyền ưu tiên đối với các luật khác tại điều 301 của luật này : “…(b).  Không một quy định nào trong điều luật này bãi bỏ hoặc giới hạn bất kỳ một quyền hoặc biện pháp thi hành nào theo luật thông lệ hoặc luật của bất kỳ Bang nào… (d).  Không một quy định nào trong điều luật này bãi bỏ hoặc hạn chế bất kỳ một quyền hoặc các biện pháp thực thi nào theo bất kỳ một quy chế Liên bang nào khác…”

Về hành vi xâm phạm, luật Quyền tác giả Mỹ quy định tại Khoản a Điều 511 : “…bất kỳ Bang nào, bất kỳ cơ quan nhà nước của Bang nào và bất kỳ công chức hoặc nhân viên của Bang hoặc làm việc cho Bang nào hoạt động trong chức năng nhiệm vụ chính thức của mình không được miễn khỏi vụ việc tại Toà án Liên bang …”. Các biện pháp thực thi áp dụng tại khoản b Điều 511 cũng áp dụng không ngoài trừ bất cứ Bang nào, công chức, nhân viên làm việc cho Bang nào.

2. Luật Bản quyền tác giả Nhật Bản

 Tại Nhật Bản, luật Bản quyền tác giả có mục đích cung cấp quyền của tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả  như biểu diễn, ghi âm, chương trình phát sóng và phát thông qua hệ thống cáp để bảo vệ quyền lợi của các tác giả… nhằm khai thác một cách công bằng và đúng đắn các sản phẩm văn hóa. Từ đó, góp phần vào sự phát triển của văn hóa.

Luật Bản quyền tác giả Nhật Bản quy định các loại quyền có trong Quyền tác giả bao gồm : Quyền sao chép tác phẩm; Quyền biểu diễn, trình tấu; Quyền trình chiếu; Quyền chuyển tải đến công chúng; Quyền kể chuyện tác phẩm; Quyền chưng bày tác phẩm; Quyền phân phối tác phẩm; Quyền chuyển giao sở hữu; Quyền cho vay mượn; Quyền biên dịch, quyền chuyển thể; Quyền tác giả bản gốc đối với khai thác tác phẩm phái sinh.

Luật Bản quyền tác giả Nhật Bản quy định về chuyển giao quyền như sau : Tính bất khả chuyển giao của quyền nhân thân tác giả được quy định tại Điều 59:” Quyền nhân thân tác giả thuộc riêng của tác giả và không thể chuyển giao”. Đối với quyền tác giả Điều 61có ghi :” Có thể chuyển giao toàn bộ hoặc một phần quyền tác giả…” .

Điều khoản xử phạt đối với các hành vi xâm phạm trong luật Bản quyền tác giả Nhật Bản quy định mức phạt tù cao nhất là 10 năm tù, mức tiền phạt cao nhất lên đến 300 triệu yên. Đối với hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả hoặc của người biểu diễn mức phạt tù tối đa là 5 năm hoặc phạt tiền tối đa 5 triệu yên hoặc bị phạt cả hai. Người phân phối bản sao tác phẩm trong đó ghi tên thực hoặc ký danh được nhiều người biết của người không phải là tác giả bị phạt tù tối đa 1 năm hoặc phạt tiền tối đa 1 triệu yên hoặc bị phạt cả hai.

3. Bản quyền ở nước Anh

Khi các tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc và mỹ thuật nguyên bản, phim, các bản thu, các chương trình cáp, truyền hình và các bản in của các sách đã xuất bản đáp ứng những yêu cầu về việc bảo vệ thì các tác phẩm đó được tự động bảo vệ bản quyền ở nước Anh. Trong các điều khoản chung, việc bảo vệ bản quyền vẫn được dành cho những tác phẩm xuất bản đầu tiên.

Tại Anh, các quyền sử dụng và quyết định về một tác phẩm thường không dành cho tác giả (thí dụ cho một nghệ sĩ) mà lại dành cho những người khai thác các quyền này về mặt kinh tế (thí dụ như nhà xuất bản). Tác giả chỉ giữ lại các quyền phủ quyết có giới hạn nhằm để ngăn cản việc lạm dụng từ phía những người khác thác các quyền này.

Quy định về thời hạn của bản quyền ở nước Anh như sau, thời hạn của bản quyền đối với các tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc và mỹ thuật thường là cuộc đời của tác giả và một khoảng thời gian khoảng 70 năm kể từ khi người đó qua đời. Đối với phim, thời hạn thường là 70 năm, các bản thu và truyền hình được bảo vệ trong khoảng thời gian 50 năm.

Giúp cho những người suy yếu thị giác gặp khó khăn trong việc tiếp cận tác phẩm theo hình thức được xuất bản. Theo luật Bản quyền (những người suy yếu Thị giác) 2002 với những điều kiện cụ thể, họ có thể tạo ra những bản sao chép đơn có thể tiếp cận của tác phẩm bản quyền như sách, báo và sổ tay hướng dẫn cho việc sử dụng cá nhân mà không cần xin sự cho phép từ người sở hữu bản quyền.

4. Các quy định bảo vệ Quyền tác giả của Liên minh Châu Âu

Chỉ thị INFOSOC đã được Nghị viện châu âu và Hội đồng Liên minh châu âu thông qua năm 2001. Chỉ thị này là một khung pháp lý hài hòa về quyền tác giả và các quyền liên quan. thông qua việc các tài sản trí tuệ được tăng cường về mặt pháp lý, được bảo hộ với  một cấp độ bảo hộ cao hơn.

Quy định của chỉ thị INFOSOC, áp dụng các quốc gia thành viên phải có quy định hình phạt và biện pháp ngăn chặn sự vi phạm quyền và nghĩa vụ trong chỉ thị. Chủ sở hữu quyền được hành động khi có sự vi phạm hoặc áp dụng lệnh cấm đối với người vi phạm và bên trung gian. Có thể tịch thu các tư liệu, sản phẩm vi phạm trong một số trường hợp.

Chị thị INFOSOC cũng quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp công nghệ hiệu quả. Bất kỳ công nghệ, thiết bị hay thành phần nào được chế tạo nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế các hành động không được chủ sở hữu quyền cho phép. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đưa ra sự bảo hộ hợp pháp để ngăn chặn hành vi phá hoại bất kỳ biện pháp công nghệ hữu hiệu nào được chủ sở hữu quyền sử dụng.

Ngày 12-8-2018, Nghị viện châu Âu đã thông qua luật về Quyền tác giả trong thế giới số hóa.Trong đó, Điều 13 luật này buộc trang web cho phép người sử dụng tự do đăng tải thông tin (như Google, Youtube, Facebook...) phải ký kết các thỏa thuận về chia sẻ doanh thu với chủ sở hữu quyền tác giả (của các tác phẩm chia sẻ trên mạng). Khi đó, người sử dụng có thể đăng tải một cách hợp pháp các nội dung được bảo vệ bởi luật bản quyền trên trang web. Trường hợp nền tảng kết nối và chủ sở hữu quyền tác giả không đi đến thỏa thuận được thì trang web buộc phải có biện pháp không cho phép người sử dụng được đăng tải các nội dung đó. Điều 11: Trang web này sẽ phải trả một khoản chi phí cho bên xuất bản bài báo khi một nền tảng kết nối (như Google hoặc Facebook) sử dụng lại bài báo đã đăng trên mạng./.

Luật Sư V.

 

Tìm kiếm
  • PL QTG
Giấy phép sử dụng
  • Giấy phép: 200404174235

    Đăng ký: 04/04/2020

    Tác phẩm: (Sự kiện có từ 10 - 200 người tham dự)

    Số lượng: 1 bản

  • Giấy phép: 200306162001

    Đăng ký: 06/03/2020

    Tác phẩm: (Giá cho 1 lượt phát tại quán Cafe)

    Số lượng: 3 bản

  • Giấy phép: 200208042833

    Đăng ký: 08/02/2020

    Tác phẩm: (Sự kiện có từ 10 - 200 người tham dự)

    Số lượng: 1 bản

  • Giấy phép: 200208043132

    Đăng ký: 08/02/2020

    Tác phẩm: (Giá cho 1 lượt phát tại quán Cafe)

    Số lượng: 5 bản

  • Giấy phép: 200208041145

    Đăng ký: 08/02/2020

    Tác phẩm: (Sự kiện có từ 10 - 200 người tham dự)

    Số lượng: 4 bản

  • Giấy phép: 200208041145

    Đăng ký: 08/02/2020

    Tác phẩm: (Giá cho 1 tháng phát tại quán Cafe)

    Số lượng: 3 bản

  • Giấy phép: 200208041145

    Đăng ký: 08/02/2020

    Tác phẩm: (Giá cho 1 chương trình tại phòng trà)

    Số lượng: 2 bản

  • Luat su Dong Nam A
  • Thu no - phai
  • Danh ba luat su
  • Mau van ban - Phai
  • Giay phep Viet - phai
  • Xy ly nhan hieu - phai
  • Banner Sealaw phải
  • Hoi bao tro tu phap - Phai
Thiết kế 2019 © Bản quyền thuộc TRUNG TÂM QUYỀN TÁC GIẢ VIỆT NAM | VCOP | Vietnam Copyright Center | SEALAW’s members