Công ước Berne và sự tương thích với Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Cập nhật: 22/12/2020 | 8:43:36 AM
Là Công ước quy định về bản quyền tác giả ra đời sớm nhất trên thế giới, với hơn 135 năm hình thành và phát triển. Công ước Berne đã được sửa đổi, bổ sung 8 lần. Công ước hiện nay có trên 160 quốc gia là thành viên. Việt Nam đã gia nhập công ước ngày 26/10/2004. Sau nhiều lần sửa đổi, Công ước Berne đang đáp ứng được những yêu cầu bảo hộ Quyền tác giả trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.
Là thành viên của Công ước Berne, Việt Nam đã từng bước nghiên cứu và ban hành các quy định về Sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu mà Công ước này đặt ra cho các Quốc gia thành viên. Với Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Việt Nam đã có những quy định về Quyền tác giả tương đối đầy đủ trước yêu cầu phát triển. Việc đánh giá và so sánh các quy định của Công ước Berne và Luật sở hữu trí tuệ hiện hành là việc làm cần thiết để pháp luật về Quyền tác giả tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện thêm.
1. Các nguyên tắc cơ bản của Công ước Berne.
+ Nguyên tắc đối xử quốc gia: Là nguyên tắc đặt ra cho các quốc gia thành viên thực hiện bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác, tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân quốc gia mình. Sự bảo hộ đó không kém thuận lợi, không thấp hơn sự bảo hộ đối với công dân thuộc quốc gia mình. Nguyên tắc này đặt ra sự bình đẳng trong đối xử với công dân và pháp nhân của các quốc gia thành viên.
+ Nguyên tắc bảo hộ đương nhiên: Là sự bảo hộ không lệ thuộc vào bất kì thủ tục hình thức nào, như là thủ tục đăng kí cấp giấy chứng nhận, việc nộp lưu chiểu, hoặc các thủ tục tương tự khác.
+ Nguyên tắc bảo hộ độc lập: Là nguyên tắc nêu yêu cầu cho các quốc gia thành viên việc bảo hộ để công dân và các pháp nhân được hưởng và thực thi các quyền được cấp theo Công ước là độc lập với những gì được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm.
Công ước còn các quy định xác định sự bảo hộ tối thiểu, quy định đặc biệt dành cho các nước đang phát triển.
Tác phẩm được bảo hộ quy định trong công ước bao gồm: Tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào. Các tác phẩm được hưởng sự bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên hiệp. Sự bảo hộ này dành cho tác giả và những người thừa kế sở hữu quyền tác giả. Sự bảo hộ theo Công ước này không áp dụng cho những tin tức hàng ngày hay sự kiện, số liệu vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí.
Các quyền được Công ước bảo hộ bao gồm: quyền sao chép, quyền phân phối, quyền dịch, quyền phóng tác, quyền cải biên, chuyển thể, quyền biểu diễn công cộng, quyền kể lại trước công chúng, quyền phát sóng, quyền truyền thông tới công chúng, quyền bán lại tác phẩm nghệ thuật gốc.
Thời gian bảo hộ được quy định trong Công ước theo các nguyên tắc. Nguyên tắc là tính thời gian bảo hộ được quy định là thời gian suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ dựa vào thời điểm công bố được quy định là khoảng thời gian 50 năm đối với tác phẩm điện ảnh hoặc thời điểm tác phẩm được sáng tạo, nếu chưa công bố. Đối với tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, thời hạn bảo hộ tối thiểu là 20 năm kể từ khi tác phẩm được sáng tạo.
Quy định đặc biệt dành cho các nước đang phát triển trong Công ước được quy định tại phụ lục của Công ước. Nước đang phát triển được quyền tuyên bố là mình sẽ chỉ tuân thủ những quy định ở Điều II phụ lục (hạn chế quyền dịch) , hoặc Điều III phụ lục(hạn chế quyền sao chép) hoặc cả hai điều đó. Nước đó cũng có thể ra tuyên bố theo quy định ở Điều V(1)(a) phụ lục (khả năng lựa chọn về hạn chế quyền dịch), thay cho tuyên bố tuân thủ những quy định ở Điều II.
2. So sánh Công ước Berne với Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Khi áp dụng Công ước Berne tại Việt Nam thì có một số thuận lợi là sự tương thích của một số quy định trong Công ước Berne với quy định về Quyền tác giả ở Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam .
Về đối tượng bảo hộ. Công ước Berne, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đều quy định bảo hộ tất cả các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Các đối tượng gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, bài phát biểu và bài nói, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự, tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học, tác phẩm văn học.
Về tiêu chuẩn bảo hộ. Công ước Berne, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cùng quy định bảo hộ các tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ.
Về thời điểm phát sinh Quyền tác giả. Cùng theo nguyên tắc bảo hộ đương nhiên Công ước Berne, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo, không phân biệt đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Về thực thi quyền tác giả. Những quy định về thực thi Quyền tác giả của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam phù hợp với quy định của Công ước Berne. Để đảm bảo thực thi quyền tác giả có thể áp dụng ba loại thủ tục là dân sự, hành chính và hình sự. Các biện pháp cụ thể được áp dụng bao gồm: biện pháp khẩn cấp tạm thời, bồi thường thiệt hại, phạt tiền và hình phạt tù.
Bên cạnh một số điều khoản phù hợp thì Công ước Berne và luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có một số điều khoản quy định về Quyền tác giả chênh lệch nhau.
Quy định về các đối tượng không được bảo hộ. Công ước Berne không có quy định về vấn đề này trong khi đó Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có Điều 15 quy định về Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, bao gồm: Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó, quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Quy định về quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Công ước Berne quy định Quyền tác giả bao gồm quyền tinh thần và quyền kinh tế.
Quyền tinh thần gồm: Thừa nhận mình là tác giả của tác phẩm và quyền phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi tác phẩm, hoặc các hành vi khác đối với tác phẩm mà có thể phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (Điều 6bis).
Quyền kinh tế bao gồm một số quyền sau đây: Quyền dịch thuật, quyền thực hiện phóng tác tác phẩm, quyền chuyển thể tác phẩm, quyền trình diễn công cộng tác phẩm kịch, nhạc kịch, âm nhạc, quyền trần thuật công cộng tác phẩm văn học, quyền truyền thông công cộng trình diễn các tác phẩm; quyền phát sóng; quyền làm sao chép; quyền cho sử dụng tác phẩm.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định tại Điều 18 : Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân (Điều 19) quy định: Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản (Điều 20) quy định: Quyền làm tác phẩm phái sinh, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng, quyền sao chép tác phẩm, quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Theo Công ước Berne, thời hạn bảo hộ quyền tác giả tối thiểu là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết (Điều 7). Đối với các tác phẩm khuyết danh, tác phẩm điện ảnh thì thời hạn này là 50 năm, còn đối với tác phẩm nhiếp ảnh thì thời hạn bảo hộ là 25 năm.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 27, thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm.
Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi chỉ nêu lên một số vấn đề của Công ước Berne và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhưng các vấn đề đó đã cho thấy Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về Quyền tác giả về cơ bản tương thích với Công ước Berne. Tuy nhiên, còn một số chênh lệch cần phải sửa đổi, để đáp ứng yêu cầu về việc áp dụng Công ước đã được quy định trong Công ước Berne, “Mỗi nước thành viên Liên hiệp sẽ cam kết ban hành những biện pháp cần thiết, phù hợp với Hiến pháp của mình, nhằm đảm bảo việc áp dụng Công ước này.” ( Khoản 1 Điều 36)./.
LS.Đỗ Chiến Thắng
(Nguồn: https://phapluatbanquyen.phaply.vn/)
Tin khác
Một số kiến nghị để xử lý hiệu quả hơn đối với hành vi xâm phạm bản quyền.
Cập nhật: 19/1/2021 | 8:07:19 AM
Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm bản quyền chính là một trong những yếu tố quyết định đến việc giảm thiểu số lượng hành vi xâm phạm bản quyền. Vì vậy, việc hoàn thiện các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm bản quyền là rất cần thiết và cấp thiết hiện nay.
Thực tiễn sử dụng và phương thức bảo hộ Slogan tại Việt Nam
Cập nhật: 28/12/2020 | 8:32:30 AM
Thực tiễn Slogan có giá trị rất lớn trong quá trình xây dựng và phát triển của nhiều doanh nghiệp. Slogan tạo nên dấu ấn trí nhớ của khách hàng, nó khắc ghi nhãn hiệu, tính năng, sự độc đáo của sản phẩm.Vậy Slogan có được coi là nhãn hiệu và được bảo hộ hay kh...
Pháp luật về Quyền tác giả tại một số nước trên thế giới
Cập nhật: 13/11/2020 | 10:43:43 AM
Các Công ước, Hiệp định, Hiệp ước về Quyền tác giả đã được nhiều quốc gia trên thế giới ký kết nhằm mục đích đảm bảo quyền tài sản và quyền nhân thân cho những sáng tạo từ tư duy của người dân. Nhưng do tính chất địa lý, khoa học, công nghệ , tính cách con người...
Lịch sử phát triển của Quyền tác giả
Cập nhật: 6/11/2020 | 11:01:29 AM
Quyền tác giả là bản quyền của một tác giả cho tác phẩm của tác giả đó, là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm.
Nghệ An: Tôn vinh các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
Cập nhật: 25/10/2019 | 1:40:27 PM
Hội thi “báo cáo viên - tuyên truyền viên pháp luật giỏi” năm 2019 của tỉnh Nghệ An, mang ý nghĩa xã hội sâu
Nhiều sai phạm được phát hiện sau 209 cuộc kiểm toán trong 2019
Cập nhật: 25/10/2019 | 1:35:20 PM
Báo cáo công tác Kiểm toán Nhà nước (KTNN) 2019 vừa được Tổng KTNN ban hành cho thấy, tính đến
Bộ Chính trị quyết định về nhân sự
Cập nhật: 25/10/2019 | 1:34:58 PM
Theo Quyết định của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Khắc Định thôi giữ chức Ủy viên Đảng Đoàn Quốc hội, để tham gia Ban
Sửa đổi Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu: Nam và nữ cùng về hưu - tại sao không?
Cập nhật: 25/10/2019 | 1:34:34 PM
Đó là câu hỏi mà nhiều chuyên gia pháp lý, chuyên gia về giới đã đặt ra khi tiếp cận dự thảo Bộ luật Lao động
Đưa vào khai thác Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông trong năm 2019
Cập nhật: 25/10/2019 | 1:34:08 PM
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ
Đoàn công tác Tổng cục Chính trị làm việc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
Cập nhật: 25/10/2019 | 1:33:45 PM
Đoàn công tác Tổng cục Chính trị (TCCT) do Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng
- Giấy phép: 200404174235
Đăng ký: 04/04/2020
Tác phẩm: (Sự kiện có từ 10 - 200 người tham dự)
Số lượng: 1 bản
- Giấy phép: 200306162001
Đăng ký: 06/03/2020
Tác phẩm: (Giá cho 1 lượt phát tại quán Cafe)
Số lượng: 3 bản
- Giấy phép: 200208042833
Đăng ký: 08/02/2020
Tác phẩm: (Sự kiện có từ 10 - 200 người tham dự)
Số lượng: 1 bản
- Giấy phép: 200208043132
Đăng ký: 08/02/2020
Tác phẩm: (Giá cho 1 lượt phát tại quán Cafe)
Số lượng: 5 bản
- Giấy phép: 200208041145
Đăng ký: 08/02/2020
Tác phẩm: (Sự kiện có từ 10 - 200 người tham dự)
Số lượng: 4 bản
- Giấy phép: 200208041145
Đăng ký: 08/02/2020
Tác phẩm: (Giá cho 1 tháng phát tại quán Cafe)
Số lượng: 3 bản
- Giấy phép: 200208041145
Đăng ký: 08/02/2020
Tác phẩm: (Giá cho 1 chương trình tại phòng trà)
Số lượng: 2 bản