Lịch sử phát triển của Quyền tác giả

Cập nhật: 6/11/2020 | 11:01:29 AM

Quyền tác giả là bản quyền của một tác giả cho tác phẩm của tác giả đó, là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm.

Quyền tác giả là bản quyền của một tác giả cho tác phẩm của tác giả đó, là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm.

Lịch sử phát triển của loài người cho thấy. Từ xa xưa, thời kỳ Cổ đại và Thời kỳ Trung cổ chưa biết đến Quyền tác giả. Trong các thời kỳ đó, một cuốn sách có thể bị sao chép. Nhạc sĩ có thể bị người khác lấy, thay đổi tác phẩm. Nhiều người có thể cùng làm việc trong một đề tài nào đó mà không bị, không có sự ngăn cản nào từ phía pháp luật. Thời điểm đó, khi không muốn tác phẩm của mình bị thay đổi có tác giả đã gắn một lời nguyền rủa vào cuốn sách của mình. Nguyền rủa những người giả mạo tác phẩm sẽ bị chết.

Khoảng năm 1440, ngành in đã bắt đầu xuất hiện, các tác phẩm được in, sao, sản xuất ở số lượng lớn, các tác giả được in tác phẩm và được trả tiền sáng tạo. Nhưng các bản in đầu tiên bị các nhà in khác in lại, có những bản in còn bị sửa đổi… Việc này ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhà in đầu tiên, làm thay đổi tác phẩm không theo ý của tác giả. Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, các nhà in đã có những đề xuất và xin những đặc quyền về việc cấm in lại một tác phẩm trong một thời hạn về thời gian. Việc này đã được một số nước chấp nhận và thực hiện như các nước Pháp, Đức.     

Đến giữa thế kỷ 16 khi các nhà xuất bản trả nhuận bút cho tác giả. Lúc đó,  họ tin rằng tác phẩm thuộc sở hữu của nhà xuất bản nên việc in lại bị cấm kể cả khi tác phẩm được mua lại từ tác giả.

Thế kỷ 18, các quyền giống như sở hữu, liên quan đến các tác phẩm văn hóa, học thuật được thừa nhận. Tại nước Anh năm 1709, một bộ luật có tên Statute of Anne ra đời. Lần đầu tiên, một độc quyền sao chép của tác giả được công nhận. Tác giả có thể nhượng lại quyền này cho nhà xuất bản. Sau một thời gian nhất định được thỏa thuận trước tất cả các quyền lại thuộc về tác giả. Tác phẩm phải được ghi vào trong danh mục của nghiệp hội các nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú Copyringht để được bảo vệ. Phương pháp này được ứng dụng ở Mỹ năm 1795.

Vào năm 1791 và năm 1793 nước Pháp ra hai bộ luật. Trong đó quyền của tác giả đối với tác phẩm được sáng tạo từ lao động của tư duy được coi là quyền sở hữu riêng tư của tác giả. Năm 1837 ở nước Đức, Hội đồng liên bang quyết định thời gian bảo vệ từ khi tác phẩm ra đời là 10 năm. Thời gian này được kéo dài thành 30 năm sau khi tác giả qua đời.

Một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Quyền tác giả, năm 1886 Công ước Berne đã ra đời tại Thụy Sỹ. Công ước bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật. Đến nay, Công ước Berne đã qua 8 lần sửa đổi, bổ sung. Nguyên nhân việc sửa đổi, bổ sung này là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, do nhu cầu nội tại của việc công nhận quyền tinh thần, hủy bỏ thủ tục, hình thức,  bảo hộ sự sáng tạo dân gian, tiếp cận tác phẩm cho việc giáo dục, nghiên cứu khoa học.

 Sau nhiều lần sửa đổi, Công ước Berne hiện nay đã đưa ra các quy định đạt mức hài hòa cao dựa trên nguyên tắc đối xử quốc gia kết hợp với những quy định về mức độ bảo hộ tối thiếu. Các điều luật trong Công ước được điều chỉnh đã chi tiết hơn về quyền được bảo hộ, ngoại lệ và giới hạn, thời gian bảo hộ tối thiểu, chủ sở hữu nguyên thủy,v.v… Công ước Berne hiện có trên 160 thành viên.  

Bên cạnh Công ước Berne, nhiều công ước, hiệp định, hiệp ước quốc tế về Quyền tác giả đã được ký kết. Công ước Rome năm 1961 bảo vệ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát thanh, truyền hình; Công ước Geneva năm 1971 bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống lại việc sao chép trái phép bản ghi âm; Hiệp ước toàn cầu về quyền tác giả năm 1971 ; Công ước Brussels năm 1974 liên quan đến tín hiệu mang chương trình truyền hình qua vệ tinh; Hiệp định TRIPs năm 1994 các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước về quyền tác giả của WIPO; Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm, năm 1996.

Hiện nay, trước các tiến bộ về khoa học, phát triển hiện đại về công nghệ cộng với việc nâng cao nhận thức về các quyền cá nhân, quyền sở hữu của con người, tổ chức. Nhiều nước trên thế giới đã có những quy định chặt chẽ, khắt khe hơn về Quyền tác giả, để mong muốn bảo đảm cho các tác giả, tổ chức có được sự trọn vẹn các quyền của mình đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Vì vậy, khi xã hội phát triển thì những quy định về Quyền tác giả cũng sẽ phải thường xuyên thay đổi để đáp ứng thực tế. Điều đó dẫn tới việc Quyền tác giả sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai./.   

Luật sư V.

Tìm kiếm
  • PL QTG
Giấy phép sử dụng
  • Giấy phép: 200404174235

    Đăng ký: 04/04/2020

    Tác phẩm: (Sự kiện có từ 10 - 200 người tham dự)

    Số lượng: 1 bản

  • Giấy phép: 200306162001

    Đăng ký: 06/03/2020

    Tác phẩm: (Giá cho 1 lượt phát tại quán Cafe)

    Số lượng: 3 bản

  • Giấy phép: 200208042833

    Đăng ký: 08/02/2020

    Tác phẩm: (Sự kiện có từ 10 - 200 người tham dự)

    Số lượng: 1 bản

  • Giấy phép: 200208043132

    Đăng ký: 08/02/2020

    Tác phẩm: (Giá cho 1 lượt phát tại quán Cafe)

    Số lượng: 5 bản

  • Giấy phép: 200208041145

    Đăng ký: 08/02/2020

    Tác phẩm: (Sự kiện có từ 10 - 200 người tham dự)

    Số lượng: 4 bản

  • Giấy phép: 200208041145

    Đăng ký: 08/02/2020

    Tác phẩm: (Giá cho 1 tháng phát tại quán Cafe)

    Số lượng: 3 bản

  • Giấy phép: 200208041145

    Đăng ký: 08/02/2020

    Tác phẩm: (Giá cho 1 chương trình tại phòng trà)

    Số lượng: 2 bản

  • Luat su Dong Nam A
  • Thu no - phai
  • Danh ba luat su
  • Mau van ban - Phai
  • Giay phep Viet - phai
  • Xy ly nhan hieu - phai
  • Banner Sealaw phải
  • Hoi bao tro tu phap - Phai
Thiết kế 2019 © Bản quyền thuộc TRUNG TÂM QUYỀN TÁC GIẢ VIỆT NAM | VCOP | Vietnam Copyright Center | SEALAW’s members